Tư vấn lựa chọn các ngành kinh tế tại Trường Đại học Điện lực

  Từ năm 2019, các trường Đại học và Cao đẳng đã thực hiện tuyển sinh theo nhiều phương án trong đó có phương án xét tuyển học bạ trên cơ sở kết quả học tập của học sinh. Điều này đã giúp học sinh biết tự lượng sức mình để chọn được ngành học phù hợp với sở thích nghề nghiệp và tạo điều kiện để học sinh có thêm những cơ hội để bước vào các trường Đại học. Tuy nhiên, học sinh  vẫn phải có sự chuẩn bị trước về những ngành học phù hợp. Dễ hay khó đều tùy thuộc vào sự chú tâm và quá trình tự hướng nghiệp của học sinh khi mùa tuyển sinh đại học bắt đầu. Để giúp cho các em học sinh cũng như các bậc phụ huynh có cái nhìn tổng quan về một ngành học lớn và rất nhiều triển vọng tại trường Đại học Điện lực, chúng tôi sẽ giới thiệu một số thông tin bổ ích về các ngành, chuyên ngành đào tạo của Khoa Kinh tế và Quản lý -Trường Đại học Điện lực.

  Khoa Kinh tế và Quản lý được thành lập ngày 15 tháng 10 năm 2008, là đơn vị trực thuộc Trường Đại Học Điện Lực với các nhiệm vụ chính là thực hiện đào tạo, nghiên cứu khoa học trong các lĩnh vực Quản trị kinh doanh, Tài chính, Ngân hàng, Kế toán, Kiểm toán, Thương mại điện tử.  Chiến lược giảng dạy và học tập của chúng tôi là: “Học tập chủ động, lấy người học làm trung tâm, kết hợp lý thuyết và thực hành thông qua các hoạt động dạy và học, kết nối doanh nghiệp trong đào tạo nhằm tăng cường tính thực tiễn của sinh viên, nâng cao kiến thức và nghiệp vụ chuyên môn, phát triển kỹ năng mềm cần thiết cho phát triển nghề nghiệp, ý thức học tập suốt đời

  Chương trình học tập khối ngành kinh tế tại Đại học Điện lực được tích hợp chương trình tiên tiến quốc tế, kỹ năng thực hành, thời gian đi thực tế và kết nối doanh nghiệp. Song song chương trình đại trà, chương trình chất lượng cao được thiết kế hướng tới có khả năng hội nhập tốt về kiến thức chuyên ngành, ngoại ngữ và kỹ năng nghề nghiệp.

1. Ngành quản trị kinh doanh: với 2 chuyên ngành đào tạo: Quản trị doanh nghiệp (129 tín chỉ) và Quản trị kinh doanh khách sạn và du lịch (131 tín chỉ)

1.1.Cơ hội việc làm

Với sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành quản trị doanh nghiệp, có khả năng đảm nhiệm vị trí công tác

Nhóm 1: Tự kinh doanh: Có khả năng tổ chức và quản lý (khởi nghiệp 01 dự án kinh doanh) một doanh nghiệp độc lập.

Nhóm 2: Nhân viên ở vị trí kinh doanh, Marketing, nhân sự, phân tích hoạt động kinh doanh trong các công ty, các tập đoàn đa quốc gia, các quốc gia nhà nước, các tổ chức cộng đồng.

Nhóm 3: Nhân viên trong cơ quan cấp Bộ và Chính quyền địa phương ở lĩnh vực liên quan đến hoạch định chính sách kinh tế, tài chính và phát triển doanh ngiệp

Nhóm 4: Trưởng nhóm hay trưởng chi nhánh của các công ty, tập đoàn, các tổ chức trong nước và quốc tế (khi đã có kinh nghiệm)

Nhóm 5: Vị trí trưởng phòng quản lý bộ phận như: Trưởng phòng kinh doanh, trưởng phòng sales, trưởng phòng Marketing, Nhân sự,.. (khi đã có kinh nghiệm)

Nhóm 6: Nghiên cứu viên thuộc lĩnh vực quản trị kinh doanh ở các viện nghiên cứu, các trung tâm, các cơ quan nghiên cứu của các bộ, ngành, các trường đại học và cao đẳng. Giáo viên giảng dạy các môn học quản trị kinh doanh tại các trường cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp và dạy nghề.

Sinh viên quản trị kinh doanh có khả năng chuyển đổi để làm các công việc khác trong các doanh nghiệp và tổ chức khác.

'Sinh viên ngành quản trị kinh doanh tham quan và thực tập tại Công ty cổ phần chăn nuôi CP Việt Nam

Với sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành Quản trị kinh doanh khách sạn và du lịch, có khả năng đảm nhiệm vị trí công tác

Nhóm 1: Tự kinh doanh: Có khả năng tổ chức và quản lý (khởi nghiệp 01 dự án kinh doanh) một doanh nghiệp kinh doanh khách sạn du lịch;

Nhóm 2: Nhân viên kinh doanh, phát triển các dịch vụ các khách sạn, resort, khu du lịch, nghỉ dưỡng. Nhân viên thực hiện các chương trình phát triển du lịch, hướng dẫn viên du lịch trong các doanh nghiệp, công ty du lịch, lữ hành; Nhân viên tổ chức tiệc, sự kiện trong các công ty tổ chức sự kiện, truyền thông về du lịch, khu vui chơi, giải trí;

Nhóm 3:  Tổ trưởng (khi có kinh nghiệm) bộ phận, quản lý bộ phận lập kế hoạch, điều phối nhân sự như tại các bộ phận như lễ tân, phục vụ, bếp, buồng, hành chính trong các doanh nghiệp kinh doanh du lịch khách sạn.

Nhóm 4: Vị trí trưởng phòng (khi có kinh nghiệm) quản lý bộ phận như: Trưởng phòng kinh doanh, trưởng phòng sales, trưởng phòng Marketing,…

Nhóm 5: Nghiên cứu viên thuộc lĩnh vực quản trị du lịch khách sạn ở các viện nghiên cứu, các trung tâm, các cơ quan nghiên cứu của các bộ, ngành, các trường đại học và cao đẳng. Giáo viên giảng dạy các môn học quản trị du lịch khách sạn tại các trường cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp và dạy nghề.

Sinh viên Quản trị kinh doanh khách sạn và du lịch có khả năng chuyển đổi để làm các công việc khác trong các doanh nghiệp và tổ chức khác.

Sinh viên ngành quản trị khách sạn và du lịch thực tập tại Khách sạn Melia Hà Nội

Chương trình Orientation’s day dành cho sinh viên ngành quản trị kinh doanh

2. Ngành kế toán: với 2 chuyên ngành đào tạo Kế toán doanh nghiệp và Kế toán & kiểm soát, 131 tín chỉ.

2.1. Cơ hội việc làm

Sinh viên sau khi tốt nghiệp có khả năng đảm nhiệm các vị trí công tác sau:

Nhóm 1: Nhân viên kế toán: Kế toán viên tại các doanh nghiệp Nhà nước, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, các loại hình công ty khác, ban quản lý dự án,...Kế toán tổng hợp ở các doanh nghiệp và các tổ chức khác. Nhân viên kế toán quản trị trong các doanh nghiệp và các tổ chức khác.Tương lai có khả năng đảm nhiệm vị trí kế toán trưởng hoặc có khả năng chuyển đổi để làm các công việc khác trong doanh nghiệp và các tổ chức khác (khi có kinh nghiệm thực tiễn).

Nhóm 2:  Nhân viên phân tích tài chính trong các doanh nghiệp và các tổ chức khác.

Nhóm 3: Trợ lý kiểm toán, kiểm toán viên (đã có kinh nghiệm làm việc) trong các công ty kiểm toán độc lập, bộ phận kiểm toán nội bộ, cơ quan kiểm toán nhà nước.

Nhóm 4: Nghiên cứu viên thuộc lĩnh vực kế toán, kiểm toán, kiểm soát ở các viện nghiên cứu, các trung tâm, các cơ quan nghiên cứu của các bộ, ngành, các trường đại học và cao đẳng. Giáo viên giảng dạy các môn học kế toán, kiểm toán tại các trường cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp và dạy nghề.

Sinh viên ngành kế toán có khả năng chuyển đổi để làm các công việc khác trong các doanh nghiệp và tổ chức khác

Chương trình Orientation’s day dành cho sinh viên ngành kế toán '

3. Ngành kiểm toán: với số tín chỉ 131.

3.1. Cơ hội việc làm

Sinh viên sau khi tốt nghiệp có khả năng đảm nhiệm các vị trí công tác sau:

Nhóm 1: Trợ lý kiểm toán, kiểm toán viên (khi đã có kinh nghiệm làm việc) trong các công ty kiểm toán độc lập, bộ phận kiểm toán nội bộ, cơ quan kiểm toán nhà nước.

Nhóm 2:  Kế toán viên tại các doanh nghiệp Nhà nước, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, các loại hình công ty khác, ban quản lý dự án,...Kế toán tổng hợp, kế toán trưởng (khi đã có kinh nghiệm) ở các doanh nghiệp và các tổ chức khác.

Nhóm 3: Nhân viên phân tích tài chính trong các doanh nghiệp và các tổ chức khác.

Nhóm 4: Nhân viên kế toán quản trị trong các doanh nghiệp và các tổ chức khác.

Nhóm 5: Nghiên cứu viên thuộc lĩnh vực kế toán, kiểm toán, kiểm soát ở các viện nghiên cứu, các trung tâm, các cơ quan nghiên cứu của các bộ, ngành, các trường đại học và cao đẳng. Giáo viên giảng dạy các môn học kế toán, kiểm toán tại các trường cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp và dạy nghề.

Sinh viên ngành kiểm toán có khả năng chuyển đổi để làm các công việc khác trong các doanh nghiệp và tổ chức khác

Sinh viên ngành kiểm toán tham quan tại Công ty Kiểm toán RSM

4. Ngành Tài chính (Chuyên ngành Tài chính doanh nghiệp):  số tín chỉ 130.

4.1. Cơ hội việc làm

Sinh viên sau khi tốt nghiệp có khả năng đảm nhiệm các vị trí công tác sau:

Nhóm 1: Nhân viên phân tích và quản lý tài chính tại phòng Tài chính- kế toán của các doanh nghiệp

Nhóm 2: Nhân viên đầu tư: Nhân viên môi giới, phân tích và đầu tư chứng khoán tại các công ty chứng khoán, các tổ chức tài chính, ngân hàng, bảo hiểm.

Nhóm 3: Nghiên cứu viên thuộc lĩnh vực tài chính- ngân hàng ở các viện nghiên cứu, các trung tâm, các cơ quan nghiên cứu của các bộ, ngành, các trường đại học và cao đẳng; Giáo viên giảng dạy các môn học tài chính, ngân hàng tại các trường cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp và dạy nghề.

Sinh viên ngành tài chính doanh nghiệp có khả năng chuyển đổi để làm các công việc khác trong các doanh nghiệp và tổ chức khác.

Sinh viên ngành tài chính doanh nghiệp tham quan tại Công ty chứng khoán FPTs

5. Ngành Ngân hàng:  số tín chỉ 130.

4.1. Cơ hội việc làm

Sinh viên sau khi tốt nghiệp có khả năng đảm nhiệm các vị trí công tác sau:

Nhóm 1:  Nhân viên ngân hàng: giao dịch viên, thủ quỹ, chuyên viên thanh toán quốc tế, chuyên viên quan hệ khách hàng, chuyên viên thẩm định tín dụng...

Nhóm 2: Nhân viên đầu tư: Nhân viên môi giới, phân tích và đầu tư chứng khoán tại các công ty chứng khoán, các tổ chức tài chính, ngân hàng, bảo hiểm.

Nhóm 3: Nghiên cứu viên thuộc lĩnh vực tài chính- ngân hàng ở các viện nghiên cứu, các trung tâm, các cơ quan nghiên cứu của các bộ, ngành, các trường đại học và cao đẳng; Giáo viên giảng dạy các môn học tài chính, ngân hàng tại các trường cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp và dạy nghề.

Sinh viên ngành ngân hàng có khả năng chuyển đổi để làm các công việc khác trong các doanh nghiệp và tổ chức khác.

Sinh viên ngành ngân hàng tham quan tại Ngân hàng Quốc Tế VIB

5. Nghành Thương mại điện tử (Chuyên ngành Kinh doanh thương mại trực tuyến): với số tín chỉ 130.

Cơ hội nghề nghiệp: Sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành thương mại điện tử có năng lực đảm nhiệm các vị trí sau:

Nhóm 1: Chuyên viên hoặc quản lý tại các doanh nghiệp cung cấp giải pháp thương mại điện tử hoặc triển khai hoạt động thương mại điện tử.

Nhóm 2: Chuyên viên hoặc quản lý tại các cơ quan nhà nước chuyên quản lý hoạt động thương mại điện tử.

Nhóm 3: Nhà quản trị hoạt động Marketing số (Digital Marketing) tại các đơn vị kinh doanh (khi đã có kinh nghiệm).

Nhóm 4: Nghiên cứu viên về thương mại điện tử tại các viện nghiên cứu, trường đại học. Giảng viên giảng dạy thương mại điện tử tại các trường cao đẳng và trung cấp chuyên nghiệp.

Chương trình Orientation’s của sinh viên ngành kinh doanh thương mại trực tuyến – thương mại điện tử

Tùy theo năng lực chuyên môn và sở trường của bản thân, mỗi học sinh sẽ có những lựa chọn sáng suốt nhất từ các ngành, chuyên ngành kinh tế trong Trường Đại học Điện lực và sẽ tự tìm cho mình một hướng đi phù hợp với rất nhiều cơ hội nghề nghiệp ở khắp các công ty nhà nước, tư nhân, cổ phần, liên doanh, ngân hàng hoặc các công ty nước ngoài, các tập đoàn đa quốc gia……. Hy vọng rằng mấy thông tin ngắn gọn trên đây là đôi lời giới thiệu, tư vấn bổ ích cho các em tân sinh viên và các bậc phụ huynh.

KHOA KINH TẾ & QUẢN LÝ