Thông tin về công bố khoa học quốc tế: Tìm hiểu về hệ số ảnh hưởng

Thông tin về công bố khoa học quốc tế: Tìm hiểu về hệ số ảnh hưởng

Các chỉ số đánh giá của một tạp chí luôn là thước đo quan trọng đối với giới nghiên cứu khoa học. Hiện nay có rất nhiều chỉ số "đo" chất lượng khoa học của một tạp chí như hệ số ảnh hưởng JIF (Journal Impact Factor), CiteScore, Eigenfactor, Google Scholar Metrics, SCImago Journal & Country Rank (SJR), hay Source Normalized Impact per Paper (SNIP).

Dù các chỉ số này đều cung cấp những đánh giá khách quan cho người dùng nhưng bất kỳ chỉ số nào cũng không thể phản ánh hết chất lượng, uy tín và tầm ảnh hưởng của tạp chí đó. Tính đến nay, các cộng đồng khoa học vẫn chưa thống nhất chuẩn mực nhất định nào để "đo" chất lượng tạp chí của tất cả các lĩnh vực nghiên cứu.

Dựa trên lịch sử phát triển cũng như nhu cầu sử dụng rộng rãi của các chỉ số đánh giá tạp chí, nội dung phần 3: Tìm hiểu về hệ số ảnh hưởng (tại file đính kèm) sẽ tập trung phân tích vào hệ số ảnh hưởng JIF của Web of Science (WoS) và CiteScore của Scopus. Bài viết cung cấp một số thông tin hữu ích cho các nhà khoa học đánh giá mức độ uy tín và chất lượng của một tạp chí để lựa chọn tạp chí phù hợp xuất bản kết quả nghiên cứu.

Trong quá trình biên soạn tài liệu, nhóm tác giả đã cố gắng cập nhật những thông tin mới nhất, liên lạc trực tiếp với các nhà xuất bản, các tổ chức có liên quan,... với mục đích đưa đến cho người đọc những thông tin chính xác, cập nhật nhất, tuy nhiên không tránh khỏi thiếu xót, rất mong nhận được sự góp ý của Thầy/Cô, người đọc để tài liệu được hoàn thiện hơn. Mọi thông tin đóng góp xin liên hệ qua địa chỉ email: [email protected].

Nguồn: QLKH&HTQT