Trường Đại học Điện lực tham gia Hội thảo Quốc gia “tra cứu sáng chế dành cho các Trung tâm hỗ trợ công nghệ và đổi mới sáng tạo”

   Nhằm thúc đẩy hoạt động sở hữu trí tuệ và chuyển giao công nghệ tại trường đại học Điện lực, ngày 25-26/03/2019, Cán bộ Phòng QLKH&HTQT đã tham gia Hội thảo “Tra cứu thông tin sáng chế dành cho Mạng lưới các Trung tâm hỗ trợ công nghệ và đổi mới sáng tạo (TISC)” do Cục Sở hữu trí tuệ phối hợp với Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam tổ chức.

Các thành viên thuộc mạng lưới TISC chụp ảnh lưu niệm

   Mạng lưới các Trung tâm hỗ trợ công nghệ và đổi mới sáng tạo (TISC) được thành lập trên cơ sở dự án TISC do WIPO khởi xướng trên phạm vi toàn cầu. Kể từ khi chương trình TISC được triển khai năm 2009 cho đến hết năm 2018, đã có 78 quốc gia, trong đó có 24 quốc gia kém phát triển nhất, đã ký Thỏa thuận với WIPO để phát triển mạng lưới TISC quốc gia. Theo thông tin được cung cấp bởi các điều phối viên TISC quốc gia, 757 TISC đã được thành lập trong giai đoạn này.

    Cho đến nay, Việt Nam đã có 35 thành viên tham gia mạng lưới TISC,và trường Đại học Điện lực là một trong những thành viên tích cực và gắn bó với mạng lưới từ những ngày đầu tiên.

   Qua Hội thảo này các cán bộ trường Đại học Điện lực đã được trang bị thêm kiến thức về tra cứu thông tin sáng chế, nâng cao kỹ năng khai thác thông tin sáng chế. Bên lề hội thảo, đoàn chuyên gia WIPO đã giới thiệu một cách bài bản và chuyên sâu về kỹ năng tra cứu thông tin sáng chế và đánh giá khả năng bảo hộ của sáng chế kèm theo ví dụ thực tiễn.

   Việc tham dự chương trình hội thảo lần này có ý nghĩa quan trọng đối với các kế hoạch và chiến lược đẩy mạnh, phát triển các hoạt động sở hữu trí tuệ trong trường. Đây sẽ là bước đệm để nhà trường xây dựng chương trình đào tạo chuyên sâu cho các các bộ, giảng viên về các kiến thức, kỹ năng tra cứu thông tin, thủ tục xác lập quyền, thương mại hóa và chuyển giao công nghệ. Từ đó, cán bộ và giảng viên trong trường được củng cố, tăng cường năng lực nội tại trong việc xác lập quyền SHTT, đặc biệt là chú trọng vào việc tăng số lượng sáng chế của trường cũng như thúc đẩy các hoạt động chuyển giao công nghệ, thương mại hóa tài sản trí tuệ tại Việt Nam. Các cán bộ trường Đại học Điện lực đã xuất sắc vượt qua khóa đào tạo và được cấp chứng nhận của WIPO:

Giấy chứng nhận của WIPO cho cán bộ trường  

-Phòng QLKH&HTQT-